Sán dải lợn
Taenia solium | |
---|---|
Đầu sán của Taenia solium | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Platyhelminthes |
Lớp (class) | Cestoda |
Bộ (ordo) | Cyclophyllidea |
Họ (familia) | Taeniidae |
Chi (genus) | Taenia |
Loài (species) | T. solium |
Danh pháp hai phần | |
Taenia solium Linnaeus, 1758 |
Taenia solium, còn được gọi là sán dải heo hay sán dải lợn, là loài sán dải trong họ Taeniidae thuộc bộ Cyclophyllidea. Loài này ký sinh trong cơ thể heo và con người, phân bố ở châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, và một phần của Nam Âu, và một số nơi ở Bắc Mỹ. Giống như các loài sán dải khác thuộc bộ Cyclophyllidea, T. solium có bốn giác hút tròn ở đầu, phân bố tỏa tia xung quanh mỏ sán. T. solium cũng có hai hàng móc gai ở mỏ.Trứng sán dây lợn có hình cầu, vỏ dày, có ấu trùng bên trong, đường kính khoảng 35 mcm, bên trong chứa phôi 3-6 đôi móc. Ở các đốt già chứa 30.000 – 50.000 trứng. Lớp ngoài của vỏ trứng mỏng, khi ra ngoài sẽ bị vỡ ngay, tuy nhiên lớp vỏ bảo vệ sát ngay ấu trùng có kích thước dày hơn, xung quanh có khía ngang gần giống như hình nan hoa.Ấu trùng sán lợn, hay còn gọi là nang sán lợn (Cysticercus cellulosae) có màu trắng đục, kích thước 10 x 8mm (bên trong chứa dịch và đầu ấu trùng sán nên dân gian gọi là gạo heo. Đầu ấu trùng sán có 4 giác đỉa hút và 2 vòng móc giống với đầu sán trưởng thành. Tùy thuộc từng vị trí mà nang sán lợn có hình dạng khác nhau: ở cơ có hình bầu dục giống như hạt gạo, còn ở mô dưới da thì như hạt đậu, ở não thật có dạng hình cầu…Nhờ các đĩa hút và móc, sán bám vào phần niêm mạc ruột ở phần trên hỗng tràng (ruột non), là môi trường có sẵn các chất dinh dưỡng giúp chúng dễ hấp thu và phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn. Trong đó, chất dinh dưỡng như hydrat cacbon rất quan trọng cho sán phát triển.Sán dây lợn trưởng thành thường ký sinh trong phần trên ruột non của heo. Một con sán dây lợn trưởng thành có nhiều đốt gồm có đầu, cổ và đốt sán. Mỗi ngày, có từ 4-5 đốt sán già rụng đi và vỡ trong ruột già làm phóng thích trứng. Trứng sẽ theo phân ra ngoài, đôi khi đốt sán sẽ tự động chui qua hậu môn để ra ngoài. Tuy nhiên, để chu kỳ này phát triển và hoàn thiện vòng đời của mình, sán dây lợn sẽ tìm một vật chủ để ký sinh vào.
Ở những nơi xử lý phân heo không tốt, trứng sán phát tán trên cỏ, đất hoặc đồ vật. Nếu con người vô tình nuốt trứng hay đốt sán sẽ kích hoạt chu trình phát triển của sán. Lúc này con người được gọi là vật chủ chính – là vật chủ mà ở đó sán dây lợn sống ở giai đoạn trưởng thành.
Sán dải lợn thường chỉ ký sinh 1 con trên một cơ thể người. Nguyên nhân vì ngay khi con sán thứ nhất ký sinh vào cơ thể con người thì chúng có khả năng tạo miễn dịch để chống lại sự phát triển của sán thứ hai. Tuy nhiên, tình trạng bội nhiễm có thể xảy ra khi vật chủ ăn một miếng thịt có chứa nhiều loại ấu trùng cùng một lúc. Ở người, sán trưởng thành sống được trong thời gian từ 20-25 năm và có thể sống chung với các loại sán khác như: sán dây bò, sán dây chó…Vật chủ phụ (còn gọi là vật chủ trung gian) – là nơi mà sán dây lợn tồn tại dưới dạng ấu trùng chưa trưởng thành. Trường hợp người là vật chủ phụ của sán dây lợn do ăn phải trứng sán dây lợn từ thực phẩm, rau quả sống chưa được rửa sạch. Dưới tác động của dịch tiêu hoá từ đường ruột, ấu trùng sán lợn thoát ra khỏi nan, xuyên qua thành ruột, sau đó tiếp tục di chuyển khắp cơ thể và “dừng chân” tại một cơ quan trong cơ thể. Trường hợp này, ấu trùng không phát triển thành sán trưởng thành mà tạo thành nang sán lợn ở người (cysticercus cellulosae).Người bệnh mắc sán dây lợn trưởng thành ký sinh ở ruột non nên được xem là vật chủ chính, đồng thời người này mắc cả ấu trùng sán dây lợn ở các mô khác nên cũng được xem là vật chủ phụ. Với những ca bệnh này thường mắc bệnh ở mức độ nặng và có khả năng gây nguy hiểm.
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]T. solium có chu trình phát triển tương tự với Taenia saginata,. Nang sán có ba loại hình thái khác nhau.[1]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Rabiela MT, Rivas A, Flisser A (1989). Morphological types of Taenia solium cysticerci. Parasitol. Today 5: 357-359.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sán dải lợn. |